Khóa học thiết kế hệ thống chữa cháy – báo cháy
04/12/2024 12 Buổi Chủ Nhật - Thứ 4
ĐĂNG KÝ23/04/2024
• Chiller: Công suất lạnh, lưu lượng nước, nhiệt độ nước vào – ra
• Cooling Tower: Lưu lượng nước giải nhiệt, nhiệt độ vào – ra
• AHU, FCU: Công suất lạnh, lưu lượng gió, cột áp tĩnh
• VCD (Volume control damper): Van chỉnh gió
• OBD (Opposed Blade Damper): Van cánh chỉnh trên miệng gió
• NRD (Non Reture Damper): Van 1 chiều
• FD/ MFD(Fire Damper/ Motorized Damper): Van ngăn cháy lan
• PRD (Pressure Relief Damper): Van xả áp
• SD (Smoke Damper): Van ngăn khói
Miệng gió 1 lớp cánh chỉnh, miệng gió khe dài kiểu Linear, miệng gió khe dài kiểu slot, miệng gió sọt trứng, miệng gió khuyếch tán kiểu 4 hướng hoặc kiểu tròn, miệng lấy gió ngoài trời (louver), đầu thổi gió (jet Nozzle).
RT(TON), HP (Horse Power), kW (lạnh), BTU/h
m3/h (CMH), L/s (LPS)
VFD (Variable Frequency driver) là thiết bị được sử dụng để điều khiển tốc độ của động cơ bằng cách thay đổi tần số sử dụng. Trong hệ thống HVAC chúng thường được dùng cho Chiller, AHU, Pump, quạt…
• COP là hệ số hiệu quả năng lượng (Coeficient of Performance)
• COP = Công suất lạnh/ Công suất điện tiêu thụ
• Trị số COP phản ánh hiệu suất hệ thống khi hoạt động đầy tải
• Trong thực tế để tính đến việc tối ưu năng lượng 1 cách kinh tế, một số nơi người ta kiểm tra bằng hệ số COPgt (Hệ số COP giảm tải)
• Tiêu chuẩn ARI 550/590 Mỹ ký hiệu COPgt theo chữ viết tắt của Integrated Part Load Value (IPLV: Giá trị giảm tải tích hợp) – IPLV = 0.01A + 0.42B + 0.45C+ 0.12D
• Trong đó A,B,C,D là COP ở 100%, 75%, 50%, 25% tải
• Nước ra khỏi chiller 6-7 ºC, nước vào AHU 7-8 ºC
• Nước ra khỏi AHU 10-11 ºC, nước về chiller 12-15 ºC
Theo tiêu chuẩn ASHRAE nhiệt độ tiện nghi từ 20 ºC đến 26 ºC cho cả 4 mùa. Tuy nhiên giá trị thường thiết kế là 23 ºC đến 24 ºC. Độ ẩm 50% – 55%.
Nẹp C hoặc TDC. Chi tiết căn cứ trong tiêu chuẩn Smacna.
• Hệ số ACH (Air Change) là hê số trao đổi thể tích không khí trong 1 không gian xác định.
• Căn cứ hệ số ACH các kỹ sư có thể tính toán cho lưu lượng thông gió hay làm mát của phòng/ nhà xưởng.
Có 2 loại cơ bản: Chiller giải nhiệt nước, Chiller giải nhiệt gió với các công nghệ máy nén như: Piston, xoắn ốc, trục vít, ly tâm.
Sử dụng các bộ tiêu âm từ các hãng như Fantech, Kruger, Nuaire, Flaktwoods… hoặc ống gió tiêu âm làm từ bông thủy tinh, tôn đục lỗ, vải kỹ thuật hoặc sốp tiêu âm trong.
Heatload (Daikin), Trace700 (Trane), HAP (Carrier)
• VAV (Variable Air Volume): Thay đổi lưu lượng gió.
• CAV (Constant Air Volume): Lưu lượng gió không đổi.
R22, R407C, R410a, R32, R134a. Tuy nhiên Gas R22 hiện nay đã không còn sản xuất và đang được thay thế dần bằng gas R407C và R410a.
• Nước được vận chuyển tuần hoàn trong đường ống qua chiller và làm lạnh xuống khoảng 7ºC
• Sau đó nước chảy qua các dàn trao đổi nhiệt FCU/AHU, nước lạnh sẽ trao đổi nhiệt với không khí trong các phòng làm hạ nhiệt độ các phòng xuống.
• Nước lạnh bị hấp thụ nhiệt trong các phòng từ đó nóng lên đến khoảng 12ºC và được bơm tuần hoàn trở lại chiller, tại đây nước được làm lạnh xuống 7ºC và tiếp tục vòng tuần hoàn đến các phòng.
Dàn lạnh giấu trần, âm trần, áp trần, tủ đứng, treo tường, đặt sàn…
TCVN 5687, Smacna, AS, BS, ASHRAE, Singapore…
Bản vẽ shopdrawing là bản vẽ triển khai thi công tại công trường. Nó xuất phát từ bản vẽ thiết kế sau đó được triển khai vẽ chi tiết phù hợp thực tế công trường nhằm phục vụ cho việc thi công được chính xác nhất.
• Quạt: Lưu lượng (m3/h, l/s), Cột áp (Pa)
• Bơm: Lưu lượng (m3/h, l/s), Cột áp (mH20, kPa)
• Bơm sơ cấp là bơm duy trì nước qua chiller hoặc từ chiller đến điểm phân phối nước tòa nhà.
• Bơm thứ cấp là bơm phân phối nước đến các thiết bị trao đổi nhiệt như FCU, AHU.
• Hệ cục bộ, VRF: Môi chất dẫn lạnh là gas, máy nén vận chuyển gas đến dàn bay hơi để trao đổi nhiệt với môi trường sử dụng.
• Hệ chiller: Môi chất dẫn lạnh là nước, bơm sẽ vận chuyển nước trung gian được làm lạnh đến các dàn bay hơi để trao đổi nhiệt với môi trường sử dụng.
• Văn phòng: 180 đến 200 w/m2
• Nhà hàng ăn uống: 300 đến 360 w/m2
• Phòng ngủ: 100 đến 120 w/m2
Van cầu, van cổng, van bướm, van góc, van cân bằng, van 2 ngã, van 3 ngã, van 1 chiều, van an toàn…
AHU (Air Handling Unit) cũng giống như FCU (Fan coil Unit) là các dàn trao đổi nhiệt nhưng có năng suất lạnh lớn hơn nhiều FCU thông thường để phục vụ cho các khu vực có không gian và mật độ tải lớn như hội trường, sảnh tiệc, trung tâm thương mại, khu vực rạp phim…Chúng có cửa lấy gió tươi trực tiếp và các bộ phận lọc khí, gia nhiệt để có thể điều chỉnh và khống chế nhiệt độ, độ ẩm tương đối vào phòng. Đồng thời sử dụng quạt li tâm cột áp cao nên có thể cung cấp lưu lượng gió lớn và dẫn ống gió đi xa với nhiều miệng gió cấp lạnh.
Từ 0.8 đến 1.2 Pa/m. Tuy nhiên giá trị thường tính nhất là 1 Pa/m.
• Chiller giải nhiệt gió có bình ngưng được giải nhiệt bằng gió, bình bay hơi được hệ bơm nước lạnh tuần hoàn đến các thiết bị trao đổi nhiệt.
• Do đó chiller thường lắp đặt ở nơi thông thoáng cho việc giải nhiệt như sân thượng hoặc nơi thông thoáng.
• Chiller giải nhiệt nước có bình ngưng được các bơm tuần hoàn nước đến và giải nhiệt bởi các tháp giải nhiệt đặt ngoài trời.
• Bình bay hơi được hệ bơm nước lạnh tuần hoàn đến các thiết bị trao đổi nhiệt.
• Do đó chiller có thể đặt tại phòng kỹ thuật chiller trong tầng hầm hoặc tại các tầng kỹ thuật trong tòa nhà.
Từ 1 đến 2%
Chỉ tính tổn thất đến nhánh có trở lực lớn nhất (thường là nhánh xa nhất trong hệ thống)
Miệng gió dài kiểu Linear hoặc slot.
Cấp gió tươi, hút gió thải, hút mùi toilet, thông gió hầm xe, thông gió bếp, thông gió phòng kỹ thuật, tạo áp cầu thang, thang máy, hút khói hành lang, sảnh, phòng máy phát…
• Hệ chiller giải nhiệt nước: Chiller, tháp giải nhiệt, bơm nước giải nhiệt, bơm nước lạnh, bình giãn nở, FCU/AHU, van…
• Hệ chiller giải nhiệt gió: Chiller, bơm nước lạnh, bình giãn nở, FCU/AHU, van…
• Môi chất dẫn lạnh là nước.
• Bơm vận chuyển nước lạnh đến các dàn bay hơi FCU/AHU để trao đổi nhiệt.
• Công suất lạnh lớn đến 3.000Ton lạnh.
• Nhờ bơm có cột áp lớn nên có thể kết nói nhiều thiết bị dàn lạnh và đường ống đi xa hoặc tòa nhà cao tầng.
• Chi phí đầu tư ban đầu cao, điều khiển vận hành phức tạp.
• Môi chất dẫn lạnh là gas
• Máy nén đảm nhận luôn nhiệm vụ đưa gas lạnh đến các dàn bay hơi FCU/AHU để trao đổi nhiệt.
• Công suất lạnh chỉ khoảng tối đa 48 Ton lạnh (tương đương 60HP)
• Do máy nén vận chuyển gas nên kết nối không quá nhiều thiết bị dàn lạnh hoặc đường ống gas không đi quá xa hoặc quá cao được.
• Chi phí đầu tư ban đầu thấp hơn, điều khiển vận hành dễ dàng.
DW, Smacna.
• Vận tốc nước nên thiết kế trong tối thiểu 0.75m/s và tối đa 2.4m/s. Thông thường các đường ống chọn vận tốc từ 1.8m/s đến 2.1m/s.
• Tổn thất đường ống nước nên thiết kế 200 đến 400Pa/m.
Lắp đặt tại sàn hoặc tường ngăn cháy nơi mà ống gió đi xuyên qua thông với các khu vực khác.
Là hệ thống hoạt động khi có tín hiệu cháy. Khi đó các quạt cấp gió tươi sẽ cung cấp một lượng không khí ngoài trời vào buồng thang bộ thoát nạn nhằm mục đích tạo ra 1 áp suất dương đủ lớn để ngăn khói tràn từ khu vực cháy vào buồng thang bộ khi người thoát nạn từ các tầng xuống đất ra ngoài.
Bình giãn nở là bình chứa dùng để điều tiết sự giãn nở của nước trong hệ thống khi có sự thay đổi về nhiệt độ khi hệ thống dừng hay hoạt động.
• Hệ cục bộ, VRF: Mitsubishi, Daikin, Hitachi, Panasonic, LG…
• Hệ chiller: Daikin, Carrier, Trane…
• VAV box hay còn gọi là hộp điều chỉnh lưu lượng gió. Chúng có tác dụng điều chỉnh lưu lượng gió ra cho các khu vực khác nhau.
• Trong hệ thống HVAC chúng ta thường thấy VAV box được lắp đặt trước các miệng gió cấp lạnh cho các phòng khác nhau của AHU.
• VAV box nhận tín hiệu nhiệt độ phòng thay đổi qua đó tăng giảm lưu lượng qua miệng gió cho phù hợp đồng thời AHU cũng giảm lưu lượng tương ứng.
• Bồn trữ lạnh là hệ thống bồn nước cách nhiệt có nhiệm vụ giữ cho nước lạnh ở nhiệt độ thấp 0ºC đến 5ºC bởi chiller sử dụng dung dịch glycol cho bình bay hơi.
• Cụ thể là do giá điện ở các giờ trong ngày khác nhau nên vào giờ thấp điểm bồn trữ lạnh sẽ tích lạnh sau đó đến giờ cao điểm mới chạy chính hoặc thay cho chiller tiết kiệm tiền điện do chênh lệch giá trong ngày.
• Do đó bình trữ lạnh phụ thuộc hoàn toàn vào chênh lệch giá điện và thời gian hoạt động của hệ thống.
• Bình trữ lạnh chỉ yếu dùng trong những hệ thống lớn mật độ tải liên tục như nhà máy, xưởng sản xuất…
• Loại 1: dùng quạt hút gió, quạt cấp gió và hệ thống đường ống dẫn gió kèm các miệng gió hoặc không cần quạt cấp gió đối với hầm diện tích nhỏ.
• Loại 2: dùng quạt hút gió, quạt cấp gió và các quạt đẩy gió (jetfan) để dẫn gió theo hướng từ quạt cấp đến quạt hút. Căn cứ thực tế công trình 1 số trường hợp không cần quạt cấp hoặc hút đối với loại 2. VD hầm nổi thông thoáng 2 đầu.
Hệ thống HVAC có thể nói là trung tâm của phòng sạch. Chúng chịu trách nhiệm kiểm soát các thông số môi trường bên trong phòng như độ sạch, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất phòng. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc mang đến điều kiện không khí chất lượng để đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của con người cho mục đích sản xuất, nghiên cứu, y tế như: Phòng mổ bênh viện, phòng thí nghiệm, nhà máy sản xuất thực phẩm, thuốc men…
• Tiêu chuẩn phòng sạch thường dùng như: ISO 14644-1, BS 5295.
• Tiêu chuẩn ISO về phòng sạch phân loại làm 9 cấp độ từ ISO 1 đến 9 theo mức độ giảm dần. Chúng quy định giới hạn nồng độ hạt bụi cho phép trong không khí như kích thước và số lượng hạt bụi.
Thông gió hầm xe, hành lang, khu vực phòng có diện tích rộng, tạo áp cầu thang bộ và thang máy.
• Thiết bị thu hồi nhiệt bao gồm các thiết bị với các tên như FAHU (Fresh air handling unit), HWRU (Heat wheel recorvery unit), HRU (Heat recorvery unit).
• Chúng có cấu tạo giống như AHU nhưng thường gồm 2 tầng với 2 chiều gió ngược nhau kèm theo thiết bị trao đổi nhiệt ở bên trong có thể là bánh xe hoặc dàn trao đổi nhiệt dạng coil. Một số loại có coil lạnh bên trong hoặc không tùy theo yêu cầu sử dụng.
• Thiết bị thu hồi nhiệt có tác dụng vừa cấp gió tươi vừa hút gió thải. Chúng tận dụng năng lượng nhiệt gió thải ra để hạ nhiệt độ cho gió tươi vào từ đó tiết kiệm tải lạnh cho thiết bị FCU trong phòng.
• Chúng thường được ứng dụng thiết kế đối với các công trình ở khu vực khí hậu nóng hoặc lạnh, có mật độ gió tươi nhiều và yêu cầu tính tiện nghi cao.
• Các dự án thường thấy là trung tâm thương mại, khách sạn 4-5 sao, khu triển lãm…
• PAU (Primary Air Unit) là thiết bị xử lý gió tươi sơ cấp. Chúng có thể cấu tạo như 1 FCU hay AHU tùy theo công suất và yêu cầu sử dụng của công trình.
• PAU được thiết kế nhằm mục đích hạ tải lạnh gió tươi, khử ẩm/ gia nhiệt cho gió tươi trước khi vào các FCU/AHU. Chúng được ứng dụng rộng rãi ở các dạng công trình như phòng sạch bệnh viện, khách sạn, phòng thí ngiệm, nhà máy thực phẩm, bếp…
• PAC (Precision air conditioning) là thiết bị làm lạnh thường dùng trong các phòng máy hoặc trung tâm dữ liệu như phòng server, y tế.
• Máy lạnh chính xác có tác dụng kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm chính xác ở 1 giá trị thông số được cài đặt.
• Do các phòng server mang rất nhiều thiết bị linh kiện sinh nhiệt rất lớn, đắt tiền với yêu cầu về nhiệt độ, độ ẩm, lưu lượng gió cao nên thường được trang bị máy lạnh chính xác.
Nguồn: Kỹ sư Vương Cam