Khóa học thiết kế hệ thống chữa cháy – báo cháy
06/10/2024 12 Buổi Chủ Nhật - Thứ 4
ĐĂNG KÝ23/04/2024
Trong hệ thống điều hòa không khí và thông gió tại các dự án lớn thì hệ thống quạt + đường ống gió với đa dạng các kiểu hệ thống như các hệ thống cấp gió tươi, gió thải, thông gió sự cố và cả các hệ thống đặc biệt như AHU, PAU, HWRU, MAU… chiếm diện tích lắp đặt lớn nhất so với các hệ thống khác.
Bên cạnh đó để đảm bảo hệ thống hoạt động hiệu quả đúng với mục tiêu thiết kế đặt ra thì việc sản xuất, lắp đặt cũng như kiểm tra sự rò rỉ của chúng cũng rất quan trọng.
Nhắc đến đường ống gió thì chắc chắn các bạn đều đã quen thuộc với tiêu chuẩn SMACNA về ống gió và tiêu chuẩn DW.
Trong bài viết ngắn này tôi muốn giới thiệu đến các bạn bảng tra hệ số rò rỉ tối đa khuyến cáo cho hệ thống quạt + đường ống gió tương ứng áp suất làm việc từ ASHRAE.
Cũng tương tự như tiêu chuẩn SMACNA nhưng tài liệu ASHRAE trình bày, sắp xếp một cách trực quan hơn với các bảng tra và phân tích cụ thể theo kiểu hệ thống giúp người xem có thể dễ dàng hình dung và sử dụng.
Ví dụ: Cho hệ thống đường ống gió với các vị trí ống gió tương ứng 1, 2, 3 như Table 4. Trong đó vị trí 1, 2 là các kiểu vị trí điển hình còn vị trí 3 là đường ống ngoài trời.
Trong Table 4 ta thấy các phân tích sau:
1. Tỷ lệ rò rỉ cho phép (%) được tính toán ứng với từng vị trí ống gió khác nhau trong cùng 1 hệ thống.
2. Từ tỷ lệ rò rỉ (%) ta xác định được lưu lượng rò rỉ qua ống gió tối đa cho phép ứng với từng vị trí ống gió khác nhau trong hệ thống.
3. Tỷ lệ rò rỉ lưu lượng cho phép tổng của hệ thống quạt + đường ống gió được xác định bởi tổng tỉ lệ (%) rò rỉ ở từng vị trí ống khác nhau.
Hy vọng với bài viết ngắn gọn này sẽ đem lại sự hữu ích cho các bạn kỹ sư công trường trong quá trình quản lý, giám sát hệ thống cơ điện. Đồng thời giúp các bạn có thêm cơ sở kỹ thuật – tiêu chuẩn tham khảo, giải trình và áp dụng cho công việc dễ dàng hơn.