Khóa học thiết kế hệ thống chữa cháy – báo cháy
06/10/2024 12 Buổi Chủ Nhật - Thứ 4
ĐĂNG KÝ04/04/2024
Hệ thống làm lạnh và cấp nhiệt trung tâm (Central Cooling And Heating Plant) là hệ thống tạo ra năng suất lạnh hoặc năng suất nhiệt tại một vị trí và phân phối đến nhiều vị trí khác của một tòa nhà hoặc tổ hợp tòa nhà.
Hệ thống làm lạnh hoặc cấp nhiệt trung tâm được sử dụng ở hầu hết mọi khu vực của tòa nhà, đặc biệt là các tòa nhà lớn hoặc bất kỳ khu vực nào có mật độ sử dụng năng lượng cao.
Việc sử dụng hệ thống làm lạnh hoặc cấp nhiệt trung tâm căn cứ vào những loại hình sau:
Trong quá trình lựa chọn thiết bị cho hệ thống chúng ta cần lưu ý đến hệ số tải đồng thời (Diversity factor).
Đây là hệ số đại diện cho tải hoạt động chính của hệ thống.
Trong một thời điểm thì mật độ tải chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau với hệ số đồng thời đa dạng như các hướng khác nhau, thiết bị sinh nhiệt, mật độ người… Do đó việc xác định tải đỉnh theo hệ số đồng thời là rất quan trọng trong việc chọn thiết bị.
Thông thường giá trị này từ 0.8 đến 0.95 tổng tải và được phân tích căn cứ vào công năng, thời gian hoạt động cụ thể của dự án từ các kỹ sư thiết kế HVAC.
Để nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống cần xem xét các vấn đề sau:
Sơ đồ phân phối nước của một hệ thống căn cứ vào mục đích sử dụng và ứng dụng công nghệ.
Hai loại hệ thống phân phối nước tiết kiệm năng lượng được thiết kế phổ biến hiện nay đó là hệ thống mạch biến đổi lưu lượng sơ cấp (Primary Variable Flow) và mạch biến đổi lưu lượng sơ cấp/thứ cấp (Primary/Secondary Variable Flow).
Đây là hệ thống mà lưu lượng nước được tuần hoàn trong hệ thống bởi hệ bơm biến tần.
Lưu lượng nước có thể tăng giảm khi hệ thống giảm tải bằng cách thông qua van điều khiển trên đường bypass của hệ thống.
Việc điều khiển của van bypass căn cứ vào cảm biến chênh áp được gắn ở trước nhánh tổn thất lớn nhất, thường là thiết bị đầu cuối hoặc là nhánh xa nhất của hệ thống.
Van bypass được đóng cho đến khi lưu lượng của hệ thống giảm xuống giá trị lưu lượng bé nhất của chiller lớn nhất trong hệ thống.
Quá trình lưu lượng biến đổi trong khi chuyển đổi chạy dừng của một trong các chiller trong hệ thống thường khá quan trọng.
Cần kiểm tra thông số lưu lượng min, max của các chiller trong hệ thống để đảm bảo rằng bơm có thể duy trì hoạt động và đáp ứng được lưu lượng từ nhỏ nhất đến 100% của chiller.
Tránh các thiết bị có phạm vi hoạt động hoặc khả năng điều khiển hạn chế ảnh hưởng đến hệ thống.
Hệ thống với vòng bơm sơ cấp với lưu lượng không đổi, các bơm thứ cấp tích hợp VSD sẽ phân phối lưu lượng nước đến các thiết bị trao đổi nhiệt.
Với hệ thống này năng lượng bơm sơ cấp là không đổi cũng như phải duy trì một hệ thống vòng nước sơ cấp cố định qua chiller hoặc boiler dẫn đến việc chi phí phát sinh và hạn chế trong việc chọn lựa hệ thống khi thiết kế.
Cũng tương tự hệ thống hai vòng nước với vòng thứ cấp biến tần như trên thì một lần nữa hệ bơm biến tần được áp dụng cho cả hai vòng nước sơ cấp và thứ cấp để tăng tính linh hoạt cho hệ thống. Đây cũng là hệ thống được sử dụng rộng rãi và thường xuyên thấy ở các công trình lớn và rất lớn.
Khi sử dụng tổ hợp nhiều chiller hoặc boiler cần xem xét lưu lượng tối thiểu qua thiết bị nhỏ nhất trong hệ thống gần bằng hoặc bé hơn lưu lượng hệ thống của tòa nhà.
Để đáp ứng cho việc xác định chênh áp đường ống thì van 3 ngã thường được lắp cho thiết bị điểm cuối của hệ thống có tổn thất lớn nhất.
Đối với hai hệ thống Primary Variable-Flow System và Primary/Secondary Variable Flow với VFD 2 vòng nước ta thấy phạm vi ứng dụng cũng như ưu điểm khá giống nhau.
Hệ Primary/Secondary Variable Flow với VFD 2 vòng nước:
Ví dụ: Trong cùng một công trình với nhiều công năng khác nhau ở các tầng như Cinema, Office, Lineshop… Với việc phân bố nhiều cụm bơm thứ cấp có thể phục vụ cho các dạng công năng khác nhau của công trình được tối ưu.
Nguồn: Kỹ Sư Vương Cam