AutoCAD là phần mềm thiết kế có sự trợ giúp của máy tính (CAD) được sử dụng để vẽ, phác thảo, triển khai các bản vẽ 2D, bản vẽ 3D với độ chính xác cao.
AutoCAD được phát triển bởi Autodesk và là một trong những phần mềm vẽ kỹ thuật mạnh mẽ được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới trong hơn 30 năm qua.
Phần mềm AutoCAD được sử dụng bởi sinh viên, kiến trúc sư, nhà thiết kế, kỹ sư, quản lý dự án và các chuyên gia để tạo ra các bản vẽ 2D và 3D chính xác trong các ngành kiến trúc, xây dựng, cơ khí, cơ điện và nhiều ngành công nghiệp khác. Tuy nhiên trong lĩnh vực cơ điện thì hầu hết phần mềm AutoCAD được sử dụng ở giao diện 2D là chủ yếu để triển khai bản vẽ kỹ thuật.
Nội dung bài hướng dẫn sử dụng các lệnh cơ bản trong CAD do trung tâm đào tạo cơ điện HTS biên soạn chủ yếu tập trung vào các lệnh AutoCAD cơ bản thường được sử dụng cho lĩnh vực xây dựng cụ thể là mảng cơ điện công trình.
Mỗi lệnh AutoCAD sẽ có nhiều chức năng sử dụng nhưng trong bài viết các lệnh cơ bản trong CAD này trung tâm chỉ khai thác các chức năng chủ yếu ứng dụng cho thiết kế hoặc triển khai bản vẽ thi công lĩnh vực cơ điện.
II. Các lệnh AutoCAD cơ bản – Giới thiệu tổng quan
AutoCAD có rất nhiều lệnh để giúp người dùng vẽ các đối tượng khác nhau trong bản vẽ. Dưới đây là một số lệnh AutoCAD cơ bản:
Lệnh LINE: Lệnh vẽ đường thẳng
Lệnh PLINE: Lệnh vẽ các đường thẳng liên tục
Lệnh ROTATE: Lệnh xoay đối tượng
Lệnh MOVE: Di chuyển đối tượng
Lệnh FILLET: Lệnh vẽ cung tròn giữa 2 đường thẳng hoặc nối 2 đường thẳng không thẳng hàng với nhau
Lệnh CIRCLE: Vẽ đường tròn
Lệnh COPY: Sao chép đối tượng
Lệnh MIRROR: Tạo đối tượng đối xứng qua trục
Lệnh TRIM: Cắt xén nét, đối tượng bất kỳ khi giao đối tượng khác
Lệnh TEXT STYLE: Tạo kiểu chữ trong AutoCAD
Lệnh DIMSTYLE: Tạo kiểu kích thước
Lệnh DIMLINEAR: Gióng kích thước đoạn thẳng dọc hay ngang
Lệnh DIMALIGNED: Gióng kích thước nghiêng
Lệnh QLEADER: Lệnh vẽ mũi tên
Lệnh SCALE: Thay đổi tỉ lệ đối tượng
Lệnh ALIGN: gá đối tượng dọc theo cạnh bất kỳ
Lệnh MTEXT: Ghi văn bản
Lệnh BLOCK: Tạo block
Lệnh EXPLODE: Rã block
Lệnh LAYER: Tạo đặc tính nét vẽ
Lệnh HATCH: Tạo mặt cắt hoặc tô nền đối tượng
Lệnh MATCHPROP: Sao chép thuộc tính đối tượng
Lệnh ARRAY: Tạo nhiều đối tượng giống nhau theo khoảng cách định sẵn
Ngoài ra, phần mềm AutoCAD còn có nhiều lệnh và tính năng khác để giúp người dùng tạo ra các bản vẽ chuyên nghiệp và chi tiết hơn. Việc nắm vững các lệnh cơ bản trong CAD là rất quan trọng để tăng tốc độ vẽ và cải thiện hiệu quả làm việc của bạn.
III. Chức năng chính trên giao diện AutoCAD
Trên tab Home, thanh Ribbon hiển thị tất cả các lệnh AutoCAD và ta có thể sử dụng chúng bằng cách chọn trực tiếp biểu tượng lệnh tương ứng.
Tuy nhiên để triển khai bản vẽ AutoCAD hiệu quả và nhanh hơn, ta nên sử dụng phím tắt trên bàn phím để gọi các lệnh thông dụng thay vì chọn các biểu tượng lệnh phổ biến trên thanh Ribbon.
Bên dưới tab Model là không gian dùng để triển khai vẽ và tab layout là không gian chúng ta thiết lập hiển thị trình bày khu vực in và khung in.
IV. Thiết lập giao diện AutoCAD classic
1. Mở file AutoCAD mới
Tại giao diện AutoCAD chọn vào biểu tượng AutoCAD màu đỏ → chọn New
Tiếp theo trong bảng Select template → chọn acadiso → open
2. Thiết lập giao diện AutoCAD
Tại giao diện AutoCAD gõ OP → Enter → Xuất hiện cửa sổ Options
Thực hiện các bước thiết lập AutoCAD theo các hình sau, chú ý các ô tô màu vàng → Apply tất cả khi chọn.
1. Tab Display
2. Tab Open and Save
3. Tab User Preferences
4. Tab Drafting
5. Tab Selection
V. Bắt điểm trong CAD và một số lưu ý về thao tác chuột
1. Bắt điểm trong CAD bằng Chức năng Object Snap
Trong quá trình vẽ AutoCAD, chức năng Object Snap hỗ trợ chúng ta bắt điểm một cách chính xác tại nhiều vị trí khác nhau như trung điểm, tiếp tuyến, vuông góc, giao điểm ….
Các bước bật bắt điểm trong CAD bằng chức năng Object Snap
Tại giao diện AutoCAD gõ OS → Enter
Sau đó tại Tab Object Snap → click chọn các mục tô vàng → OK.
2. Chức năng nút trên chuột khi vẽ AutoCAD
Nút chuột trái: Nút này được sử dụng phổ biến nhất khi vẽ AutoCAD. Nút chuột trái dùng để nhấp chọn các đối tượng và dùng để nhấp chọn tạo các vùng quét đối tượng.
Nút chuột phải: Nút này được sử dụng để mở bảng menu phụ khi vẽ với các thao tác cơ bản như zoom, pan, undu, redo, find và cũng thường dùng để vào giao diện sửa thuộc tính các block cad, xref file …
Con lăn chuột: khi cuộn lên hoặc xuống thì màn hình sẽ phóng to hoặc thu nhỏ. Khi đè nút lăn chuột và di chuyển chuột sẽ có chức năng di chuyển bản vẽ
3. Chức năng F8 trên bàn phím khi vẽ AutoCAD
Đây là chức năng rất quan trọng khi vẽ các đối tượng trong cad hoặc khi muốn có nét vẽ thẳng hàng ngang hoặc dọc.
Ví dụ:Để vẽ một đường thẳng chính xác trên giao diện CAD, việc sử dụng chuột để vẽ đường thẳng rất khó kiểm soát. Tuy nhiên, khi bật chế độ F8 trên bàn phím thì nét vẽ sẽ mặc định theo phương x hoặc y, giúp tránh tình trạng nét vẽ bị lệch.
Có một số máy tính đã được thiết lập để sử dụng phím F8 như là một phím chức năng phụ. Điều này có nghĩa là để sử dụng chức năng F8 khi vẽ AutoCAD, bạn cần phải nhấn phím Fn + phím F8 trên bàn phím cùng lúc. Nếu bạn gặp tình trạng này, bạn có thể đổi lại cài đặt bằng cách nhấn tổ hợp phím Fn + Esc. Sau đó, thử lại việc vẽ đối tượng để xem kết quả.
VI. Các lệnh AutoCAD cơ bản – Hướng dẫn cách thao tác từng bước
Lưu ý: Trong quá trình vẽ AutoCAD, khi dùng lệnh và chọn điểm, ta nhấp chuột trái.
1. L – Lệnh LINE: Lệnh vẽ đường thẳng
Gõ L → Enter
Nhấp chuột trái để chọn điểm đầu
Chọn điểm tiếp theo → Enter
Hoặc các bạn có thể chọn điểm đầu và gõ khoảng cách mong muốn vào → Enter
2. PL – Lệnh PLINE: Lệnh vẽ các đường thẳng liên tục
Tương tự lệnh line chỉ khác là lệnh PL sẽ cho ra các đoạn thẳng liền mạch còn lệnh L thì là các đoạn thẳng rời rạc.
Gõ L → Enter
Nhấp chuột trái để chọn điểm đầu
Chọn điểm tiếp theo → Enter
3. RO – Lệnh ROTATE: Lệnh xoay đối tượng
Gõ RO → Enter
Nhấp chuột trái quét vùng hoặc chọn đối tượng cần xoay → Enter
Chọn điểm cơ sở làm gốc xoay
Nhập góc xoay (ví dụ: 90) → Enter
4. M – Lệnh MOVE: Di chuyển đối tượng
Gõ M → Enter
Nhấp chuột trái quét vùng hoặc chọn đối tượng cần move → Enter
Chọn điểm cơ sở làm gốc move
Chọn điểm cần đến hoặc nhập khoảng cách → Enter
5. F – Lệnh FILLET: Lệnh vẽ cung tròn giữa 2 đường thẳng hoặc nối 2 đường thẳng không thẳng hàng với nhau (lệnh bo góc trong CAD)
Gõ F → Enter
Chọn R → Enter
Gõ giá trị bán kính cần bo tròn vào (ví dụ: 100) → Enter
Chọn đoạn thẳng thứ 1
Chọn đoạn thẳng thứ 2 → Enter
6. C – Lệnh CIRCLE: Vẽ đường tròn
Gõ C → Enter
Nhấp chuột trái bắt điểm tâm đường tròn
Nhập bán kính vào (ví dụ: 500) → Enter
7. CO – Lệnh COPY: Sao chép đối tượng
Gõ CO → Enter
Quét chọn hoặc chọn đối tượng cần copy → Enter
Chọn điểm cơ sở làm gốc để copy
Rê chuột về hướng cần copy và nhập khoảng cách cần copy hoặc click chọn điểm cần copy trên bản vẽ → Enter
8. MI – Lệnh MIRROR: Tạo đối tượng đối xứng qua trục
Gõ MI → Enter
Quét chọn hoặc chọn đối tượng cần tạo đối xứng → Enter
Chọn điểm đầu trục sao chép
Chọn điểm cuối trục sao chép
Enter ( mặc định theo N)
Nếu gõ Y → Enter sẽ tạo đối tượng mới và không giữ lại đối tượng cũ
9. TR – Lệnh TRIM: Cắt xén nét, đối tượng bất kỳ khi giao đối tượng khác
Gõ TR → Enter
Gõ Enter 1 lần nữa (ý nghĩa là chọn tất cả đối tượng làm gốc)
Nhấp chuột trái vào những đối tượng cần cắt bỏ
10. ST – Lệnh TEXT STYLE: Tạo kiểu chữ trong AutoCAD
Gõ ST → Enter
Chọn New và gõ tên kiểu text muốn tạo
Cài đặt các thông số kiểu chữ muốn tạo như hình
Lưu ý cao độ Height nên để 0
Chọn Set Current
11. D – Lệnh DIMSTYLE: Tạo kiểu kích thước
Gõ D → Enter
Hiển thị cửa sổ Dimension Style Manager. Trong cửa sổ gồm 3 mục sau:
New: Tạo kiểu kích thước mới
Modify: Chỉnh sửa kiểu kích thước đã tạo
Set Current: Sử dụng kiểu kích thước vừa tạo xong
Để tạo kiểu Dimension (kiểu kích thước) mới, đầu tiên chọn Standard → chọn New (nghĩa là tạo layer mới từ định dạng chuẩn của standard)
Tên layer mới ghi theo TEXT200: Tức là sử dụng cho bản vẽ tỷ lệ 1/100
Tab Lines: Tùy chỉnh cho đường gióng kích thước. Thiết lập các thông số cơ bản như hình sau (phần tô màu vàng)
Tab Symbols and Arrows: Tùy chỉnh cho ký hiệu dấu ngắt đường gióng hoặc mũi tên. Thiết lập các thông số cơ bản như hình sau (phần tô màu vàng)
Tab Text: Tùy chỉnh ghi chú hoặc giá trị kích thước trên đường gióng. Thiết lập các thông số cơ bản như hình sau (phần tô màu vàng)
Tab Primary Units: Tùy chỉnh đơn vị, giá trị sau dấu “,“.Thiết lập các thông số cơ bản như hình sau (phần tô màu vàng)
Sau đó nhấn OK
Trở lại hộp thoại Dimension Style Manager ban đầu chọn kiểu kích thước vừa tạo → nhấn Set Current
12. DLI – Lệnh DIMLINEAR: Gióng kích thước đoạn thẳng dọc hay ngang (ghi kích thước trong CAD)
Cách 1: Chọn biểu tượng lệnh trên thanh công cụ rồi chọn 2 điểm cần gióng kích thước
Cách 2: Gõ DLI → Enter rồi chọn 2 điểm cần gióng kích thước
13. DAL – Lệnh DIMALIGNED: Gióng kích thước nghiêng (ghi kích thước trong CAD)
Gõ biểu tượng hoặc gõ DAL → Enter rồi chọn 2 điểm cần gióng kích thước
14. LE – Lệnh QLEADER: Lệnh vẽ mũi tên (vẽ mũi tên trong CAD)
Gõ LE → Enter
Có thể gõ S → Enter để cài đặt thông số cho mũi tên
Nếu không cài đặt thì cứ nhấp chuột trái chọn điểm mũi tên trên màn hình
Chọn điểm tiếp theo hoặc 2 điểm tiếp theo để tạo mũi tên thẳng hoặc bẻ góc
Nhấn phím ESC để thoát lệnh
15. SC – Lệnh SCALE: Thay đổi tỉ lệ đối tượng
Gõ SC → Enter
Quét chọn hoặc chọn đối tượng cần phóng to/ thu nhỏ → Enter
Chọn 1 điểm trên đối tượng làm mốc → Enter
Nhập tỷ lệ cần thay đổi vào (vd: 2) → Enter
16. AL – Lệnh ALIGN: Gá đối tượng dọc theo cạnh bất kỳ
Gõ AL → Enter
Quét chọn hoặc chọn đối tượng cần gá theo → Enter
Chọn điểm 1 trên đối tượng và chọn sang đường thẳng
Chọn điểm 2 trên đối tượng và chọn sang đường thẳng
Enter
Gõ Enter tiếp kết thúc lệnh
17. MT – Lệnh MTEXT: Ghi văn bản (viết chữ trong CAD)
Gõ MT → Enter
Chọn 1 điểm bất kỳ trên bản vẽ
Gõ H → Enter (để nhập chiều cao chữ cần thiết VD: 200)
Nhấp chuột trái quét tạo vùng cần viết chữ và đánh chữ vào
Nhấp ra ngoài hoặc chọn close text editor để kết thúc lệnh
18. B – Lệnh BLOCK: Tạo block
Quét chọn các đối tượng cần tạo block
Gõ B → Enter
Nhập tên block
Chọn Pick point và chọn điểm gốc tọa độ trên đối tượng
Bỏ tick “Open in block editor” và chọn OK
VD: như hình dưới vẽ 1 khung bảng hiệu và gõ text chữ bên trong. Tạo block cho 2 đối tượng trên thành 1 khối.
19. X – Lệnh EXPLODE: Rã block (phá block trong CAD)
Chọn block cần rã gõ X → Enter
20. LA – Lệnh LAYER: Tạo đặc tính nét vẽ
Gõ LA → Enter
Hiển thị hộp thoại layer properties manager
Chọn new layer nhập tên nét vẽ
Nhập các đặc tính cần thiết vào
21. H – Lệnh HATCH: Tạo mặt cắt hoặc tô nền đối tượng
Cách 1: Đối với đối tượng rời rạc
Gõ H → Enter
Chọn Pick Point và chọn điểm nằm giữa trong khu vực được bao quanh bởi các nét rời rạc.
Chọn hình dạng tô Pattern
Setup thuộc tính trong bảng properties
Chọn Close Hatch Creation hoàn thành lệnh
Cách 2: Đối với đối tượng liền khối
Gõ H → Enter
Chọn Select và đối tượng cần tô
Chọn hình dạng tô Pattern
Setup thuộc tính trong bảng properties
Chọn Close Hatch Creation hoàn thành lệnh
22. MA – Lệnh MATCHPROP: Sao chép thuộc tính đối tượng
Gõ MA → Enter
Chọn đối tượng mẫu muốn sao chép theo
Chọn đối tượng cần sao chép
23. Ar – Lệnh ARRAY: Tạo nhiều đối tượng giống nhau theo khoảng cách định sẵn
Gõ AR → Enter
Quét chọn đối tượng cần tạo → Enter
Dòng command lệnh sẽ có 3 tùy chọn
Rectangular array: nhân bản các đối tượng theo hình chữ nhật
Path: Nhân bản các đối tượng theo đường cong bất kỳ
Polar array: Nhân bản các đối tượng xoay tròn quanh tâm
Nhập các khoảng cách và số hàng, cột vào
Kết thúc lệnh
Ví dụ: Tạo theo hình chữ nhật nhân bản lên thành 4 hàng, 3 cột
VII. Video hướng dẫn thao tác các lệnh AutoCAD cơ bản – phần 1
VIII. Video hướng dẫn thao tác các lệnh AutoCAD cơ bản – phần 2
IX. Video hướng dẫn thao tác các lệnh AutoCAD cơ bản – phần 3
XII. Tổng hợp phím tắt AutoCAD (AutoCAD shortcuts & hotkey guide)
Danh sách tổng hợp các phím tắt AutoCAD để làm việc nhanh hơn và hiệu quả hơn. File PDF shortcuts & hotkey guide này là nguồn tài liệu học AutoCAD của Autodesk