• Tiếng Việt
  • English
  • 23/04/2024

    Các loại bản vẽ trong hồ sơ thiết kế hệ thống điều hòa không khí và thông gió

    I. Các loại bản vẽ trong bộ hồ sơ thiết kế hệ thống điều hòa không khí và thông gió (hệ thống HVAC)

    1. Danh sách bản vẽ (Drawings list)
    2. Các ghi chú chung – chú thích và chữ viết tắt (General notes – Legends & Abbreviations)
    3. Danh mục thiết bị (Equipments schedule)
    4. Bản vẽ sơ đồ nguyên lý (Schematic drawings)
    5. Bản vẽ bố trí mặt bằng thiết kế (Plan layout drawings)
    6. Bản vẽ hệ thống điều hòa không khí và thông gió cho phòng điển hình (HVAC system – Typical room)
    7. Bản vẽ chi tiết lắp đặt điển hình (Typical installation details)

    II. Nội dung chi tiết và ý nghĩa từng loại bản vẽ trong bộ hồ sơ thiết kế hệ thống điều hòa không khí thông gió (hệ thống HVAC)

    1. Danh sách bản vẽ (Drawings list)

    Bản vẽ này thể hiện danh sách tất cả bản vẽ thiết kế hệ thống HVAC của dự án, bao gồm các thông tin như: số bản vẽ, tên bản vẽ, khổ giấy, ngày phát hành và số lần chỉnh sửa thiết kế.

    Lưu ý: Nội dung trên danh sách bản vẽ và thông tin trên khung tên của từng bản vẽ phải giống nhau.

    2. Các ghi chú chung – chú thích và chữ viết tắt (General notes – Legends & Abbreviations)

    Bản vẽ này thể hiện các ghi chú chung về kỹ thuật để nhà thầu thi công tuân theo trong quá trình thực hiện.

    Các chú thích và chữ viết tắt giúp ta hiểu trong quá trình đọc bản vẽ bên trong.

    Lưu ý: Bản vẽ thiết kế những gì thì chỉ thể hiện những chú thích có liên quan không nên thể hiện thừa.

    3. Danh mục thiết bị (Equipments schedule)

    Bản vẽ này liệt kê tất cả thiết bị có trong bản vẽ.

    Trong các bảng liệt kê sẽ thể hiện thông số kỹ thuật của thiết bị như: ký hiệu, khu vực phục vụ, số lượng, công suất…

    Bản vẽ này có thể chia làm 2 hoặc 3 bản vẽ nếu số lượng thiết bị quá nhiều.

    4. Bản vẽ sơ đồ nguyên lý (Schematic drawings)

    Bản vẽ này thường được chia thành nhiều bản vẽ cho từng hệ thống có trong dự án như:

    • Sơ đồ nguyên lý nước chiller/ sơ đồ nguyên lý ống gas cho hệ cục bộ và VRF.
    • Sơ đồ nguyên lý cấp gió tươi/ hút khí thải
    • Sơ đồ nguyên lý thông gió hầm/ tạo áp/ hành lang…
    • Sơ đồ nguyên lý điều khiển Chiller/ VRF/ AHU/ bơm…

    5. Bản vẽ bố trí mặt bằng thiết kế (Plan layout drawing)

    Bản vẽ này thường thể hiện mỗi bản vẽ là 1 tầng của dự án và sẽ chia thành 2 đến 4 kiểu bản vẽ để dễ nhìn. Đối với các tầng giống nhau thì thể hiện trên 1 bản vẽ là được.

    a) Bản vẽ mặt bằng – hệ thống điều hòa không khí (Air conditioning system plan layout)

    Trong đây sẽ bao gồm mặt bằng các tầng thể hiện máy lạnh, ống gas/ ống nước chiller, ống nước xả, remote điều khiển…

    Trường hợp bản vẽ sử dụng dàn lạnh nối ống gió hoặc AHU đi ống gió khá nhiều ta sẽ tách thành 2 kiểu bản vẽ để dễ nhìn:

    Bản vẽ mặt bằng đường ống máy lạnh (Air conditioning piping plan layout): Thể hiện máy lạnh, ống gas/ ống nước chiller, ống nước xả, remote điều khiển

    Bản vẽ mặt bằng ống gió máy lạnh (Air conditioning ducting plan layout) chỉ thể hiện máy lạnh và ống gió máy lạnh.

    b) Bản vẽ mặt bằng – hệ thống thông gió cơ khí (Mechanical ventilation system plan layout)

    Bản vẽ này thể hiện hệ thống thông gió cơ khí tất cả các tầng như gió tươi, gió thải, thông gió hầm, tạo áp, hành lang…

    6. Bản vẽ hệ thống điều hòa không khí và thông gió cho phòng điển hình (HVAC system – Typical room)

    Đây là bản vẽ chỉ xuất hiện đối với các dự án có nhiều phòng như căn hộ cao tầng, chung cư, phòng ngủ khách sạn.

    Bản vẽ này thể hiện hệ điều hòa không khí và thông gió riêng cho từng kiểu phòng giống nhau điển hình.

    7. Bản vẽ chi tiết lắp đặt điển hình (Typical installation details)

    Trong bản vẽ này là tổng hợp tất cả chi tiết lắp đặt điển hình các thiết bị và vật tư có trong dự án để trong quá trình thi công đơn vị tư vấn giám sát sẽ kiểm tra, theo dõi nhà thầu khi lắp đặt.

    Lưu ý: Chỉ thể hiện chi tiết lắp đặt thiết bị hoặc vật tư có sử dụng trong dự án.

    III. Kết luận

    Trong thực tế 1 bộ bản vẽ thiết kế hoàn chỉnh thì tùy theo quy mô dự án mà ta có cách trình bày hợp lý nhất. Đối với các dự án nhỏ ta có thể gộp bản vẽ lại sao cho gọn nhất. Tuy nhiên cần phải đảm bảo nội dung các mục trong phần 2.

    Bạn đang là sinh viên, kỹ sư, quản lý cơ điện đang muốn đột phá kiến thức và tìm hiểu các khóa học tại Trung Tâm Đào Tạo Cơ Điện HTS?

    Tư vấn miễn phí