logo

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CƠ ĐIỆN HTS

Những điểm lưu ý khi thiết kế thông gió tầng hầm xe

Hệ thống thông gió bãi xe ngầm hay thường gọi là hệ thống thông gió tầng hầm xe là những hệ thống mà chúng ta dễ dàng bắt gặp ở hầu hết các công trình hiện nay.

Trong bài này, tôi sẽ đưa ra những điểm lưu ý về việc thiết kế để các bạn có cái nhìn rõ hơn về việc thiết kế hệ thống thông gió tầng hầm xe được áp dụng tại Việt Nam và cả các dự án nước ngoài.

1. Phân loại hệ thống thông gió tầng hầm xe

Thông gió tầng hầm xe cơ bản gồm 2 dạng thiết kế chính đó là:

a) Thiết kế thông gió dạng 1, hệ thống gồm:

Quạt cấp, quạt hút

Đường ống gió cấp, hút

b) Thiết kế thông gió dạng 2, hệ thống gồm:

- Quạt hút (quạt cấp)

- Các quạt jetfan đẩy gió

Từ những điểm khác nhau cơ bản trên, chúng ta thấy rằng điểm khác nhau giữa 2 dạng hệ thống đó là thành phần thiết bị và đường ống.

2. Phân tích về cách thiết kế 2 dạng thông gió

a) Thiết kế thông gió dạng 1

  • Xác định mức độ thông gió tầng hầm với các yêu cầu như thông gió sự cố, phân chia zone thông gió…
  • Tính toán lưu lượng thông gió tầng hầm cho hệ hút, hệ cấp.
  • Tính toán đường ống hệ hút và cấp, cột áp cho quạt 1 tốc độ/ 2 tốc độ.
  • Tính toán cao độ đường ống, vị trí các trục quạt cấp hoặc hút ra bên ngoài tòa nhà.
  • Tính toán kích thước miệng gió, louver gió.
  • Lựa chọn quạt hút, cấp, cảm biến CO…
  • Thể hiện sơ đồ nguyên lý thông gió, điều khiển, bảng trạng thái hoạt động…

b) Thiết kế thông gió dạng 2

  • Xác định mức độ thông gió tầng hầm với các yêu cầu như thông gió sự cố, phân chia zone thông gió…
  • Tính toán lưu lượng thông gió tầng hầm cho hệ hút, hệ cấp.
  • Tính chọn các quạt jetfan đẩy gió 1 tốc độ/ 2 tốc độ và bố trí hợp lý về khoảng cách, cao độ, góc nghiêng của quạt...
  • Đối với hầm từ 2.600 m2 trở lên cần kiểm tra bằng phần mềm CFD mô phỏng luồng gió.
  • Tính toán kích thước miệng gió, louver gió.
  • Lựa chọn quạt hút, cấp, cảm biến CO…
  • Thể hiện sơ đồ nguyên lý thông gió, điều khiển, bảng trạng thái hoạt động…

3. Kết luận

Trong 2 dạng thiết kế trên thì dạng 2 là kiểu thiết kế mang nhiều ưu điểm hơn vì nó giảm thiểu đáng kể đường ống gió, miệng gió trong hầm ở cả 2 hệ cấp và hút.

Đối với các hầm diện tích lớn thì lưu lượng thông gió cũng lớn theo. Điều này dẫn đến nếu thiết kế kiểu 1 sẽ gặp một số trở ngại như:

  • Phối hợp giữa ống gió với các hệ thống MEP khác khó khăn.
  • Ảnh hưởng đến cao độ lưu thông của hầm xe.
  • Gây mất mỹ quang do đường ống nhiều.
  • Các quạt lớn với đường ống gió dài sẽ gây ồn hơn nên phải xử lý tiêu âm nhiều.

Thiết kế dạng 2 thường được ứng dụng rộng rãi tại các dự án nước ngoài với các hầm xe lớn. Tuy nhiên dạng 1 vẫn được thiết kế đối với các hầm trung bình, nhỏ hoặc những hầm có chiều cao lớn.

Ngoài ra, đối với các bãi xe trên mặt đất hoặc các tầng để xe với các mặt xung quanh thông thoáng thì thiêt kế như dạng 2 là phù hợp nhất, nhưng lưu ý chỉ cần dùng các quạt jetfan mà không cần quạt cấp, hút.

Ở nước ta hiện nay, đa phần các dự án được thiết kế theo dạng 1 và được thẩm duyệt bởi cơ quan chức năng của nhà nước.

Đối với dạng 2, việc thẩm định mô phỏng CFD còn hạn chế khiến nó ít được sử dụng rộng rãi.

Nguồn: Kỹ sư Vương Cam

Chia sẻ:
Map