logo

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CƠ ĐIỆN HTS

Tính tải lạnh theo phương pháp Carrier bằng Excel

I. Tính toán tải lạnh theo phương pháp Carrier và tầm quan trọng của việc tính tải lạnh lý thuyết

Phương pháp tính tải lạnh theo Carrier là phương pháp tính tải lạnh lý thuyết rất quen thuộc với hầu hết các bạn kỹ sư chuyên ngành kỹ thuật nhiệt khi làm luận văn tốt nghiệp.

Giá trị quan trọng của việc thực hiện phương pháp tính tải lý thuyết này không chỉ giúp các bạn sinh viên chuyên ngành mà còn giúp các bạn kỹ sư khi đi làm hiểu rõ bản chất của các thành phần tải nhiệt, qua đó áp dụng cho công việc thực tế hiệu quả chính xác hơn.

II. Tại sao lại nói "hiểu biết tính tải lạnh lý thuyết sẽ giúp các bạn kỹ sư thiết kế khi đi làm tính tải lạnh hiệu quả chính xác hơn?"

Khi đi làm thực tế dường như việc tính tải lạnh luôn được thực hiện trên các phần mềm phân tích, tính toán tải lạnh phổ biến như: Phần mềm tính tải lạnh TRACE 700 của Trane; phần mềm HAP của Carrier, phần mềm Heatload Daikin của Daikin

Tuy nhiên hầu hết các bạn kỹ sư hiện nay chỉ quan tâm vào việc làm cách nào để có thể sử dụng phần mềm tính tải để xuất ra được kết quả làm cơ sở chọn lựa thiết bị mà quên mất đi tầm quan trọng của việc hiểu bản chất của các thông số ra sao khi nhập liệu vào phần mềm.

Chức năng, công dụng chính của các phần mềm tính tải lạnh là:

  • Tích hợp sẵn các dữ liệu tham khảo như thời tiết, vật liệu tường, sàn, gió tươi…
  • Thực hiện nhanh chóng rất nhiều các công thức tính toán chuyên ngành với độ tin cậy cao.
  • Giao diện trực quan dễ nhập liệu, giao diện kết quả hợp lý dễ sử dụng.
  • Kết hợp phân tích năng lượng đối với nhiều hệ thống chọn lựa khác nhau.

Tuy nhiên tất cả các tác dụng tích cực trên chỉ nói lên việc các bạn có thể tính ra kết quả tải lạnh nhanh chóng chứ không đảm bảo kết quả tải lạnh chúng ta tính ra là đúng, là hợp lý. 

Bởi vì phần mềm tính tải lạnh xét cho cùng cũng chỉ là công cụ, trong khi quan trọng nhất là chúng ta hiểu thế nào về các thành phần tải nhiệt để nhập vào phần mềm cho đúng, cũng như hiểu thế nào về việc chọn lựa hệ thống lạnh phù hợp và các thông số dữ liệu tương ứng ảnh hưởng đi theo. Những yếu tố đó đòi hỏi sự am hiểu về bản chất các thành phần tải nhiệt, giá trị đầu vào mà chúng ta chọn lựa nhập vào để cho ra kết quả đáng tin cậy cho dự án.

Do đó thông qua việc tính tải lý thuyết theo phương pháp Carrier sẽ giúp cho các bạn kỹ sư thiết kế khi đi làm sử dụng bất cứ phần mềm gì cũng có sự hiểu biết nhất định về các thông số mình nhập liệu dẫn đến kết quả hợp lý chính xác hơn.

III. Tại sao trong thực tế công việc, hầu hết người ta vẫn sử dụng phần mềm cho việc tính tải lạnh mà không phải tính lý thuyết? 

Với các lý do chính như sau:

  1. Tính tải lý thuyết vẫn cho ra kết quả chính xác như phần mềm nhưng việc thực hiện chúng đòi hỏi người tính tải phải có kiến thức lý thuyết tốt và tiêu tốn khá nhiều thời gian hơn phần mềm.
  2. Tính tải bằng lý thuyết sẽ gặp khó khăn hơn khi chọn ra thành phần tải đỉnh với các thông số khí hậu, thành phần nhiệt diễn ra khác nhau theo từng tháng, ngày, giờ… mà bằng phần mềm có thể tự chọn lọc ra tải đỉnh dựa trên rất nhiều kết quả theo từng điều kiện cụ thể 1 cách nhanh chóng.
  3. Một lý do quan trọng hơn hết đó là phần mềm được lập bởi các hãng máy lạnh lớn với rất nhiều chuyên gia thiết lập, kiểm tra kỹ lưỡng trước khi phát hành sử dụng. Do đó trong thực tế người quản lý chỉ cần kiểm tra các thông số nhập liệu hợp lý là được mà không cần kiểm tra kỹ xem các công thức hay như các hàm excel nhập có đúng không. Và thực sự cũng không phải người nào cũng đủ thời gian, kiến thức lý thuyết đủ vững để kiểm tra từng giá trị con số, công thức của người làm trong file excel tính toán.

IV. Chia sẻ file Excel tính tải lạnh lý thuyết theo phương pháp Carrier

File Excel tính tải lạnh theo phương pháp Carrier

File excel tính tải lạnh theo phương pháp Carrier

Để góp phần hỗ trợ các bạn sinh viên phần lớn công sức khi thực hiện tính tải lạnh cho đề tài luận văn tốt nghiệp: thiết kế hệ thống điều hòa không khí và các bạn kỹ sư đi làm cũng cố thêm kiến thức lý thuyết cho công việc, trung tâm gửi đến các bạn file excel tính tải lạnh lý thuyết theo phương pháp Carrier và hướng dẫn chi tiết sử dụng

Download file excel tại đây

Mật khẩu mở file excel: hvacdesign.vn

V. Hướng dẫn sử dụng file Excel tính tải lạnh lý thuyết theo phương pháp Carrier

Bước 1: Tổng hợp thông số thiết kế theo tiêu chuẩn

Thông số thiết kế tải lạnh theo tiêu chuẩn

Thông số thiết kế tải lạnh theo tiêu chuẩn

  1. Nhập liệu tại sheet 4. THONG SO TK TRONG NHA”

  2. Kiểm tra liệt kê tất cả phòng, không gian của dự án với từng công năng cụ thể

  3. Phân loại chọn lọc các phòng, không gian cần làm điều hòa hoặc làm thông gió và không điều hòa.

  4. Nhập liệu các giá trị thiết kế vào dựa vào các tài liệu tham khảo như:

  • QCVN 02:2022/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng
  • QCVN 09:2017/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Các công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả
  • TCVN 5687:2010 - Tiêu chuẩn Quốc gia Thông gió - Điều hòa không khí-Tiêu chuẩn thiết kế
  • Giáo trình Hướng Dẫn Thiết Kế Hệ Thống Điều Hòa Không Khí của Thầy Nguyễn Đức Lợi
  • Giáo trình điều hòa không khí của thầy Lê Chí Hiệp
  • ASHRAE Handbook—Fundamentals

Tham khảo bài viết "Cơ sở dữ liệu khi tính tải lạnh" cho thành phần nhiệt hiện, nhiệt ẩn qua người theo từng trạng thái hoạt động

Bước 2: Tổng hợp dữ liệu thiết kế đầu vào

Giá trị đầu vào khi tính toán tải lạnh bằng Excel

Giá trị đầu vào khi tính toán tải lạnh bằng Excel

  • Nhập liệu tại sheet 2. GIA TRI DAU VAO”

  • Nhập thông số điều kiện không khí ẩm gió tươi, không khí ẩm gió trong phòng điều hòa vào các ô bên trái. Với các thông số không khí ẩm có thể tra đồ thị t-d online hoặc bằng phần mềm tra đồ thị không khí ẩm t-d được chia sẻ tại link sau:

    https://hvacdesign.vn/collections/phan-mem

  • Tại bảng thông số kiến trúc phòng điều hòa: nhập liệu các thông số diện tích phòng, chiều cao sàn đến laphong, diện tích tường, cửa sổ kính theo các hướng của từng phòng cụ thể.

Bước 3: Phân tính các thành phần tải nhiệt

Các thành phần tải nhiệt khi tính tải lạnh theo phương pháp Carrier

Các thành phần tải nhiệt khi tính tải lạnh theo phương pháp Carrier

  • Nhập liệu tại sheet 3.CAC THANH PHAN NHIET”

  • Nhập liệu cụ thể các thông số được hướng dẫn và ghi chú trong file excel.

  • Các thành phần tải nhiệt phân tích gồm:

QT = Q11 + Q21 + Q22 + Q23 + Q31 + Q32 + Q4 + Q5 + Q6

Với:

  • Q11: nhiệt bức xạ qua kính, W
  • Q21: nhiệt truyền qua trần, W
  • Q22: nhiệt truyền qua vách, W
  • Q23: nhiệt truyền qua nền, W
  • Q31: nhiệt tỏa ra do đèn chiếu sáng, W
  • Q32: nhiệt nhiệt tỏa ra do máy móc, W
  • Q4h, Q4a: nhiệt hiện và nhiệt ẩn do người tỏa ra, W
  • Q5h,Q5a: nhiệt hiện và nhiệt ẩn do gió tươi mang vào, W 
  • Q6h,Q6a: nhiệt hiện và nhiệt ẩn do gió lọt mang vào, W

Lưu ý: Phải kiểm tra cập nhật dữ liệu các góc bức xạ mặt trời theo dự án thực hiện tại sheet “5. DU LIEU SO”

Bước 4: Xác định tổng tải lạnh

Xác định tổng tải lạnh bằng Excel

Xác định tổng tải lạnh bằng Excel

  • Chọn vào sheet 1. TONG TAI”
  • Tại bước này các bạn có thể kiểm tra kết quả và đánh giá xem có giá trị nào bất thường thì quay lại các bước trước đó điều chỉnh.

Bước 5: Tính chọn FCU

Tính tải FCU bằng Excel

Tính tải FCU bằng Excel

  • Chọn vào sheet “7. TINH TAI FCU”
  • Đối với bước tính chọn FCU cần lưu ý có sử dụng PAU xử lý gió tươi hoặc không có PAU xử lý gió tươi sẽ cho ra tải lạnh FCU khác nhau.

Chúc các bạn hoàn thành tốt!

Tham khảo khóa học thiết kế hệ thống điều hòa không khí và thông gió, thực hành trên các dự án thực tế

Khóa học thiết kế hệ thống HVAC - Online do Kỹ sư Vương Cam trực tiếp hướng dẫn từ cơ bản đến nâng cao, vận dụng chứng minh từ lý thuyết đến thực tế cho công việc. Nội dung chính của khóa học gồm:

  • Thiết kế, tính tải lạnh các hệ thống điều hòa split, multi, VRF; tính tải công trình water chiller bằng Trace700
  • Tính lưu lượng, tổn thất áp suất đường ống gió, phụ kiện, miệng gió; chọn quạt
  • Thiết kế các hệ thống thông gió sự cố: thông gió hút khói hầm xe; tạo áp cầu thang bộ, thang máy; hút khói hành lang
  • Tính chọn AHU, PAU; Chiller, tháp giải nhiệt, bơm nước lạnh/ giải nhiệt
  • Tính kích thước đường ống nước lạnh/ giải nhiệt
  • Triển khai bản vẽ đường ống cho FCU, AHU, phòng máy chiller

Tải file PDF nội dung học chi tiết khóa học thiết kế hệ thống điều hòa không khí và thông gió - Online

Chia sẻ:
Map