Khóa học thiết kế hệ thống HVAC
28/11/2024 17 Buổi Chủ Nhật - Thứ 5
ĐĂNG KÝ23/05/2024
1.1 Tiêu chuẩn TCVN 5687:2024 quy định các yêu cầu khi thiết kế và lắp đặt các hệ thống thông gió và điều hòa không khí cho các gian phòng/không gian của công trình dân dụng khi xây dựng mới hoặc cải tạo.
1.2 Tiêu chuẩn TCVN 5687:2024 có thể áp dụng cho các gian phòng/không gian của nhà công nghiệp có yêu cầu về thông gió và điều hoà không khí để đảm bảo điều kiện tiện nghi nhiệt và yêu cầu vệ sinh, nếu không có quy định khác trong nhiệm vụ thiết kế.
1.3 Tiêu chuẩn TCVN 5687:2024 không áp dụng cho các loại công trình và hệ thống sau đây:
CHÚ THÍCH: Đối với những trường hợp cần sưởi ấm thì hệ thống thông gió và điều hoà không khí đảm nhiệm chức năng này phải phù hợp với các tiêu chuẩn có liên quan.
Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn TCVN 5687:2024. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1 Cách nhiệt (thermal insulation)
Vật liệu có khả năng chống truyền nhiệt được sử dụng chủ yếu để làm chậm sự tăng/giảm nhiệt.
Cửa phân phối không khí hình tròn, hình vuông hoặc hình chữ nhật, bao gồm các bộ phận chỉnh hướng xả không khí theo nhiều hướng và mặt phẳng khác nhau, thường được bố trí trên trần để phân phối không khí.
Phương tiện (thiết bị) được điều khiển tự động và điều khiển từ xa, đậy các lỗ mở trên tường ngoài nhà bao che gian phòng được bảo vệ bằng hệ thống hút và xả khói theo cơ chế tự nhiên.
[Điều 1.4.11, QCVN 06:2022/BXD]
Lỗ mở trong kênh (ống) của hệ thống hút xả khói, được đặt lưới, song chắn hoặc cửa nắp hút khói hoặc các van ngăn cháy thường đóng.
[Điều 1.4.13, QCVN 06:2022/BXD]
Lỗ mở để không khí thoát ra khỏi phòng/không gian được điều hòa không khí hoặc thông gió.
Quá trình xử lý không khí nhằm kiểm soát đồng thời nhiệt độ, độ ẩm, độ sạch và phân phối không khí đáp ứng yêu cầu của phòng/không gian được điều hòa.
Thiết bị để điều khiển hệ thống hoặc một phần của hệ thống hoạt động bình thường bằng thủ công hoặc tự động. Nếu tự động, nó sẽ tự phản ứng với những thay đổi của áp suất, nhiệt độ hoặc các đặc tính khác với giá trị được cài đặt trước.
Đường di chuyển của người, dẫn trực tiếp ra ngoài hoặc dẫn vào vùng an toàn, tầng lánh nạn, gian lánh nạn, và đáp ứng các yêu cầu thoát nạn an toàn của người khi có cháy.
[Điều 1.4.16, QCVN 06:2022/BXD]
Thiết bị trong đó hơi môi chất được hóa lỏng thông qua giải nhiệt, loại bỏ nhiệt.
Hệ thống bảo vệ chống cháy gồm: hệ thống bảo vệ chống nhiễm khói, hệ thống họng nước chữa cháy bên trong, hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà, các hệ thống chữa cháy tự động, hệ thống báo cháy và âm thanh công cộng, hệ thống đèn chiếu sáng sự cố và đèn chỉ dẫn thoát nạn, thang máy chữa cháy, phương tiện cứu nạn cứu hộ, giải pháp kết cấu, giải pháp thoát nạn, giải pháp ngăn khói, ngăn cháy lan.
[Điều 1.4.24, QCVN 06:2022/BXD]
Hệ thống được điều khiển tự động và điều khiển từ xa, có tác dụng ngăn chặn nhiễm khói khi có cháy đối với các gian phòng thuộc vùng an toàn, các buồng thang bộ, các giếng thang máy, các khoang đệm ngăn cháy bằng cách cấp không khí từ ngoài vào và tạo ra áp suất dư trong các khu vực trên, cũng như các tác dụng ngăn chặn việc lan truyền các sản phẩm cháy và cấp không khí bù lại thể tích sản phẩm đã bị đẩy ra ngoài.
[Điều 1.4.25, QCVN 06:2022/BXD]
Hệ thống được điều khiển tự động và điều khiển từ xa, có tác dụng đẩy khói và các sản phẩm cháy qua cửa thu khói ngoài trời.
[Điều 1.4.26, QCVN 06:2022/BXD]
Hệ thống cung cấp không khí được xử lý có kiểm soát đến các phòng/không gian cụ thể bằng một hoặc nhiều thiết bị xử lý không khí, ống dẫn, hộp chứa, thiết bị phân phối không khí và điều khiển tự động.
Bụi khí hình thành bởi sản phẩm cháy không hoàn toàn của vật liệu dưới dạng lỏng và (hoặc) rắn.
[Điều 1.4.32, QCVN 06:2022/BXD]
3.15 Cụm trong nhà (indoor unit)
Thiết bị dùng để xử lý nhiệt – ẩm không khí, lắp đặt trong không gian điều hoà, thường bao gồm quạt và thiết bị trao đổi nhiệt.
[Điều 3.24, TCVN 13580:2023]
Thiết bị dùng để thực hiện trao đổi nhiệt giữa môi chất lạnh với chất giải nhiệt (không khí hoặc nước), lắp đặt ngoài không gian điều hòa, thường gồm máy nén, quạt và thiết bị trao đổi nhiệt.
[Điều 3.25, TCVN 13580:2023]
3.17 Không khí ngoài/gió tươi (outdoor air)
Không khí ngoài trời được cung cấp cho mỗi hoặc bất kỳ phòng/không gian nào trong một hệ thống, hoặc tổng lượng không khí được cung cấp cho tất cả các phòng/không gian trong một hệ thống.
Không khí tái tuần hoàn trở lại từ phòng/không gian có điều hòa hoặc thiết bị làm lạnh.
Không khí không phải là không khí tuần hoàn, được hút ra khỏi phòng/không gian và thải vào môi trường xung quanh.
Không khí trong phòng/không gian đi qua bộ phận làm sạch và quay trở lại chính phòng/không gian đó hoặc sang phòng/không gian khác.
Lối hoặc cửa dẫn tới đường thoát nạn, dẫn ra ngoài trực tiếp hoặc dẫn vào vùng an toàn, tầng lánh nạn, gian lánh nạn.
[Điều 1.4.33, QCVN 06:2022/BXD]
Máy điều hòa không khí điều chỉnh công suất lạnh bằng cách thay đổi thể tích/lưu lượng môi chất lạnh đi qua dàn bay hơi.
[Điều 3.23, TCVN 13580:2023]
Thiết bị làm lạnh nước (chất tải lạnh) trong hệ thống điều hòa không khí.
[Điều 3.16, TCVN 13580:2023]
Chất lỏng được hình thành do sự ngưng tụ của hơi, chẳng hạn như không khí ẩm khi chảy qua dàn lạnh của máy điều hòa không khí được ngưng tụ thành nước.
Ống làm bằng kim loại hoặc vật liệu thích hợp khác, được sử dụng để vận chuyển không khí.
Không khí thoát ra ngoài qua tường, cửa ra vào, cửa sổ, vết nứt, v.v.
Thiết bị làm mát nước giải nhiệt từ bình ngưng tụ của chiller, máy điều hòa không khí lưu lượng môi chất lạnh thay đổi, máy điều hòa không khí tổ hợp có bình ngưng giải nhiệt nước.
[Điều 3.19, TCVN 13580:2023]
Không khí lọt vào bên trong qua vết nứt trên tường, cửa ra vào, cửa sổ, v.v.
Một phần của hệ thống lạnh, trong đó môi chất lạnh được hóa hơi để làm lạnh môi trường.
Quá trình cung cấp hoặc loại bỏ không khí, bằng tự nhiên hoặc cơ khí cho bất kỳ phòng/không gian nào. Không khí có thể đã được điều hòa hoặc không.
Quá trình trao đổi khí được điều khiển, diễn ra bên trong nhà khi có cháy ở một trong những gian phòng của nhà, có tác dụng ngăn chặn các tác động có hại của các sản phẩm cháy (gia tăng nồng độ các chất độc, gia tăng nhiệt độ và thay đổi mật độ quang học của không khí) đến con người và tài sản.
[Điều 1.4.63, QCVN 06:2022/BXD]
Tỷ lệ giữa thể tích không khí cấp vào hoặc hút ra khỏi một phòng/không gian bằng cách tự nhiên hoặc cơ khí và thể tích của phòng/không gian đó.
Bộ phận phân nhánh ống gió tại mỗi tầng từ ống gom đứng, có tác dụng đảm bảo dòng khí (khói và các sản phẩm cháy) trong ống gió quay ngược lại vào ống gom đứng để ngăn chặn nhiễm khói cho các tầng trên.
Van ngăn cháy thường đóng, chỉ yêu cầu giới hạn chịu lửa E và được lắp đặt trên lỗ mở của các giếng hút khói trong các hành lang và sảnh được bảo vệ chống khói (tiếp theo gọi là hành lang).
[Điều 1.4.67, QCVN 06:2022/BXD]
Thiết bị được điều khiển tự động và điều khiển từ xa dùng để che chắn các kênh thông gió hoặc các lỗ mở trên kết cấu bao che của nhà, có giới hạn chịu lửa theo tiêu chí EI. Van ngăn cháy gồm các loại sau:
[Điều 1.4.68, QCVN 06:2022/BXD]
Vùng mà trong đó con người được bảo vệ khỏi tác động từ các yếu tố nguy hiểm của đám cháy hoặc trong đó không có các yếu tố nguy hiểm của đám cháy, hoặc các yếu tố nguy hiểm của đám cháy không vượt quá giá trị cho phép.
[Điều 1.4.69, QCVN 06:2022/BXD]
Vùng bên trong một công trình được giới hạn hoặc bao bọc xung quanh bằng các bộ phận ngăn khói hoặc cấu kiện kết cấu để ngăn cản sự lan truyền của lớp khói bốc lên do nhiệt trong các đám cháy.
[Điều 1.4.70, Sửa đổi 01:2023 QCVN 06:2022/BXD]
4.1 Hệ thống thông gió và điều hoà không khí phải được thiết kế để đảm bảo điều kiện tiện nghi nhiệt và yêu cầu vệ sinh cho người và mọi hoạt động dự kiến, đảm bảo sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
4.2 Khi thiết kế thông gió và điều hoà không khí cần áp dụng các giải pháp kỹ thuật, kể cả các giải pháp về công nghệ và kiến trúc, nhằm bảo đảm:
4.3 Thiết bị thông gió và điều hoà không khí, các loại đường ống lắp đặt trong các phòng có môi trường ăn mòn hoặc dùng để vận chuyển môi chất có tính ăn mòn phải được chế tạo từ vật liệu chống ăn mòn hoặc được phủ bề mặt bằng lớp sơn chống gỉ.
4.4 Phải có lớp cách nhiệt trên các bề mặt nóng của thiết bị thông gió và điều hoà không khí để đề phòng khả năng gây cháy các loại khí, hơi, son khí, bụi có thể có trong phòng với yêu cầu nhiệt độ mặt ngoài của lớp cách nhiệt phải thấp hơn 20 % nhiệt độ bốc cháy của các loại khí, hơi v.v. nêu trên.
CHÚ THÍCH: Khi không có khả năng giảm nhiệt độ mặt ngoài của lớp cách nhiệt đạt mức yêu cầu nêu trên thì không được bố trí các loại thiết bị đó trong phòng có các loại khí hơi dễ bốc cháy.
4.5 Cấu tạo lớp cách nhiệt đường ống dẫn không khí lạnh và dẫn nước nóng/lạnh phải được thiết kế và lắp đặt phù hợp tiêu chuẩn lựa chọn áp dụng.
4.6 Các thiết bị thông gió và điều hoà không khí phi tiêu chuẩn, đường ống dẫn không khí và vật liệu cách nhiệt phải được chế tạo từ những vật liệu được phép dùng trong xây dựng.
4.7 Phân loại các hệ thống điều hoà không khí
4.7.1 Các hệ thống điều hòa không khí được phân loại theo các đặc điểm:
5.1 Thông số của không khí trong phòng
5.2 Thông số của không khí bên ngoài
6.1 Chỉ dẫn chung
6.2 Lưu lượng không khí ngoài (gió tươi) theo yêu cầu vệ sinh, lưu lượng không khí thổi vào và không khí tuần hoàn (gió hồi)
6.3 Tổ chức thông gió và trao đổi không khí
6.4 Vị trí đặt cửa lấy không khí ngoài (gió tươi)
6.5 Không khí thải (gió thải)
6.6 Lọc sạch bụi trong không khí
6.7 Rèm không khí (màn gió)
6.8 Thông gió sự cố
6.9 Thiết bị thông gió và điều hoà không khí
6.10 Gian phòng máy thiết bị thông gió và điều hòa không khí
6.11 Đường ống dẫn không khí (đường ống gió)
Bảng A.1 – Các thông số hợp lý của không khí bên trong nhà trong phạm vi không gian hoạt động của nhà ở
Bảng A.2 – Các thông số hợp lý của không khí bên trong nhà trong phạm vi không gian hoạt động của nhà công cộng
Bảng B.1 – Các thông số của không khí bên ngoài cho điều hoà không khí theo số giờ không bảo đảm m hoặc xác suất bảo đảm Pe
Bảng C.1 – Các thông số của không khí bên ngoài cho điều hoà không khí theo các tần suất tích lũy xuất hiện hàng năm Pc khác nhau
Bảng D.1 – Giá trị giới hạn tiếp xúc tối đa cho phép các yếu tố hóa học tại nơi làm việc
Bảng D.2 – Giá trị giới hạn tiếp xúc tối đa cho phép bụi amiăng tại nơi làm việc theo [1]
Bảng D.3 – Giá trị giới hạn tiếp xúc tối đa cho phép bụi silic tại nơi làm việc theo [1]
Bảng D.4 – Giá trị giới hạn tiếp xúc tối đa cho phép bụi không chứa silic tại nơi làm việc theo [1]
Bảng D.5 – Giá trị giới hạn tiếp xúc tối đa cho phép bụi bông tại nơi làm việc theo [1]
Bảng D.6 – Giá trị giới hạn tiếp xúc tối đa cho phép bụi than tại nơi làm việc theo [1]
Bảng E.1 – Tiêu chuẩn lưu lượng không khí ngoài cấp cho các phòng điều hòa không khí tiện nghi theo yêu cầu vệ sinh môi trường
Bảng F.1 – Số lần (bội số) trao đổi không khí
Bảng G.1 – Chênh lệch áp suất qua các bộ phận cản khói
Bảng J.1 – Các loại nguy cơ độc cấp tính và giá trị ước tính độc tính cấp tính (ATE) khi xác định các loại tương ứng
Bảng J.2 – Các yếu tố ghi nhãn cho độc tính cấp tính
Bảng C.1 – Các thông số của không khí bên ngoài cho điều hoà không khí theo các tần suất tích lũy xuất hiện hàng năm Pc khác nhau
Tải tiêu chuẩn TCVN 5687:2024 – Thông gió và điều hòa không khí – Yêu cầu thiết kế bản gốc tại đây