Nghị định 136 PCCC Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy
Phạm vi điều chỉnh: Nghị định 136 PCCC quy định về hoạt động phòng cháy và chữa cháy, tổ chức lực lượng, phương tiện phòng cháy và chữa cháy, kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy, kinh phí bảo đảm cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy, trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy.
Đối tượng áp dụng: Nghị định 136 PCCC áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân hoạt động, sinh sống trên lãnh thổ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
I. Tiêu chuẩn TCVN về thiết bị phòng cháy, chữa cháy
1. TCVN 3890:2023 – Phòng cháy chữa cháy – Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình – Trang bị, bố trí
TCVN 3890:2023 thay thế cho TCVN 3890:2009
TCVN 3890:2023 do Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ biên soạn, Bộ Công an đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Phạm vi áp dụng:
1.1 Tiêu chuẩn TCVN 3890:2023 quy định về trang bị, bố trí phương tiện, hệ thống phòng cháy và chữa cháy cho nhà, công trình, đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và các khu chức năng khác theo quy định [5], khi:
Xây dựng mới;
Cải tạo làm tăng quy mô hoặc chuyển đổi công năng sử dụng của gian phòng, nhà, công trình;
Cải tạo làm tăng quy mô của khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và các khu chức năng khác theo quy định [5].
Thay đổi hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ của gian phòng, nhà, công trình theo hướng tăng tính chất nguy hiểm cháy.
1.2 Đối với nhà và công trình ngoài việc tuân thủ tiêu chuẩn TCVN 3890:2023 còn phải tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn riêng của các loại hình công trình đó, trong trường hợp có quy định khác với quy định tại tiêu chuẩn TCVN 3890:2023, phải áp dụng quy định có yêu cầu cao hơn.
1.3 Đối với nhà và công trình chưa có quy định cụ thể thì nghiên cứu áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế về PCCC theo quy định của pháp luật hiện hành hoặc thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành cấp Bộ về phòng cháy và chữa cháy.
TCVN 13878:2023 – Phòng cháy chữa cháy – Hầm đường bộ – Yêu cầu thiết kế
TCVN 13878:2023 do Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ biên soạn, Bộ Công an đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Phạm vi áp dụng:
Tiêu chuẩn TCVN 13878:2023 quy định các yêu cầu thiết kế về phòng cháy chữa cháy đối với công trình hầm đường bộ (sau đây gọi chung là hầm).
Tiêu chuẩn TCVN 13878:2023 không áp dụng đối với hầm có chiều dài đến 100 m, hầm chui dân sinh, hầm đi bộ.
Điều 4.2 không áp dụng đối với hầm có vỏ là kết cấu đá cứng tự nhiên (hầm không gia cố vỏ).
TCVN 13877-2:2023 – Phòng cháy chữa cháy – Hệ thống chữa cháy bằng bột – Phần 2: Yêu cầu thiết kế
Tên tiếng anh: Fire protection – Powder firefighting system – Part 2: Design requirements
TCVN 13877-2:2023 do Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ biên soạn, Bộ Công an đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
TCVN 13877 Phòng cháy chữa cháy – Hệ thống chữa cháy bằng bột bao gồm các phần sau:
TCVN 13877-1 Phòng cháy chữa cháy – Hệ thống chữa cháy bằng bột – Phần 1: Yêu cầu và phương pháp thử (đang trong quá trình xây dựng).
TCVN 13877-2:2023 Phòng cháy chữa cháy – Hệ thống chữa cháy bằng bột – Phần 2: Yêu cầu thiết kế.
Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn TCVN 13877-2:2023 quy định về các yêu cầu thiết kế các hệ thống chữa cháy cố định xả bột từ các bình chứa qua đầu phun bằng khí đẩy. Các loại khí đẩy này phải phù hợp với các tiêu chuẩn có liên quan.
Tiêu chuẩn TCVN 13877-2:2023 áp dụng đối với các hệ thống chữa cháy cố định bằng bột trang bị cho nhà và công trình xây dựng cũng như các khu vực nguy hiểm cháy ngoài trời.
Tiêu chuẩn TCVN 13877-2:2023 không áp dụng đối với các hệ thống chữa cháy cố định bằng bột có bình chứa áp suất cố định và các hệ thống thiết kế sẵn có lượng chất chữa cháy lên đến 150 kg, hệ thống đường vòi và giám sát chữa cháy bằng bột, các khu vực có nguy cơ nổ, động đất hoặc có điều kiện môi trường đặc biệt như hàng hải, khai thác mỏ, hàng không hoặc có khả năng xảy ra đám cháy loại D (đám cháy các kim loại theo TCVN 4878 Phòng cháy và chữa cháy – Phân loại cháy).
CHÚ THÍCH: Hệ thống chữa cháy thiết kế sẵn là hệ thống có tốc độ xả, áp suất đầu phun và số lượng chất chữa cháy được xác định trước và có kích thước đường ống, chiều dài ống tối đa và tối thiểu, thông số kỹ thuật của ống mềm, số lượng đầu nối và số lượng cũng như loại đầu phun cụ thể được đánh giá bởi một phòng thử nghiệm được cơ quan có thẩm quyền công nhận. Các giới hạn về khả năng bảo vệ của các hệ thống này có trong hướng dẫn lắp đặt của nhà sản xuất.
TCVN 13926:2023 – Phòng cháy chữa cháy- Hệ thống chữa cháy đóng gói (Package)
TCVN 13926:2023 do Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ biên soạn, Bộ Công an đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Phạm vi áp dụng
1.1 Tiêu chuẩn TCVN 13926:2023 quy định các yêu cầu về thiết kế, lắp đặt, thử nghiệm hệ thống chữa cháy đóng gói với chất chữa cháy gốc nước đáp ứng các yêu cầu tại Điều 13 của tiêu chuẩn này.
1.2 Hệ thống chữa cháy đóng gói phù hợp lắp đặt cho các đối tượng sau quy định tại Phụ lục A tiêu chuẩn TCVN 13926:2023.
TCVN 5740:2023 do Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ biên soạn, Bộ Công an đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố
Phạm vi áp dụng Tiêu chuẩn TCVN 5740:2023 quy định các yêu cầu đối với vòi đẩy chữa cháy để truyền chất chữa cháy đến đám cháy và có hình dạng phẳng khi không có áp suất bên trong.
TCVN 13927:2023 – Phòng cháy chữa cháy – Phương tiện bảo vệ cá nhân – Dây cứu nạn, cứu hộ có độ giãn thấp
TCVN 13927:2023 do Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ biên soạn, Bộ Công an đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn TCVN 13927:2023 quy định các yêu cầu về thiết kế, kỹ thuật, tính năng và thử nghiệm đối với dây cứu nạn, cứu hộ có độ giãn thấp cho lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Tiêu chuẩn TCVN 13927:2023 không quy định các yêu cầu đối với các loại dây được thiết kế cho các hoạt động leo núi, cứu hộ dưới nước và những nơi có nhiệt độ quá cao.
6. TCVN TCVN 6305-2:2007 – Phòng cháy chữa cháy – Hệ thống Sprinkler tự động – Phần 2: Yêu cầu và phương pháp thử đối với van báo động kiểu ướt, bình làm trễ và chuông nước
11. TCVN 6305-7:2006 – Phòng cháy, chữa cháy – Hệ thống sprinkler tự động – Phần 7: Yêu cầu và phương pháp thử đối với sprinkler phản ứng nhanh ngăn chặn sớm (ESFR)
Tải TCVN 6305-7:2006 tại đây
12. TCVN 6305-8:2013 – Phòng cháy chữa cháy – Hệ thống Sprinkler tự động – Phần 8: Yêu cầu và phương pháp thử đối với van báo động khô trác động trước
16. TCVN 6305-12:2013 – Phòng cháy chữa cháy – Hệ thống Sprinkler tự động – Phần 12: Yêu cầu và phương pháp thử đối với các chi tiết có rãnh ở đầu mút dùng cho hệ thống đường ống thép
18. TCVN 7278-1:2003 – Chất chữa cháy – Chất tạo bọt chữa cháy – Phần 1: Yêu cầu kỹ thuật đối với chất tạo bọt chữa cháy độ nở thấp dùng phun lên bề mặt chất lỏng cháy không hoà tan được với nước
19. TCVN 7278-2:2003 – Chất chữa cháy – Chất tạo bọt chữa cháy – Phần 2: Yêu cầu kỹ thuật đối với chất tạo bọt chữa cháy độ nở trung bình và cao dùng phun lên bề mặt chất lỏng cháy không hoà tan được với nước
20. TCVN 7278-3:2003 – Chất chữa cháy – Chất tạo bọt chữa cháy – Phần 3: Yêu cầu kỹ thuật đối với chất tạo bọt chữa cháy độ nở thấp dùng phun lên bề mặt chất lỏng cháy hoà tan được với nước
TCVN 7568-25:2023 – Hệ thống báo cháy – Phần 25: Các bộ phận sử dụng đường truyền vô tuyến
Fire alarm systems – Part 25: Components using radio transmission paths
TCVN 7568-25:2023 do Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ biên soạn, Bộ Công an đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn TCVN 7568-25:2023 quy định về yêu cầu kỹ thuật, phương pháp thử và các tiêu chí hoạt động của các bộ phận thuộc hệ thống báo cháy lắp đặt trong và xung quanh nhà và công trình, liên kết với nhau qua đường truyền vô tuyến (RF). Đồng thời tiêu chuẩn TCVN 7568-25:2023 cũng đưa ra các yêu cầu về việc đánh giá tính tương thích của các phần tử trong hệ thống báo cháy không dây.
Vì các bộ phận đó làm việc cùng với nhau trong một hệ thống, tiêu chuẩn TCVN 7568-25:2023 cũng đưa ra các yêu cầu đối với một hệ thống hoàn chỉnh.
Khi một hệ thống báo cháy sử dụng cả đường truyền hữu tuyến và vô tuyến, hệ thống đó phải đồng thời đáp ứng Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7568. Những yêu cầu liên quan đến đường truyền hữu tuyến sẽ được thay thế hoặc sửa đổi bằng những yêu cầu được trình bày trong tiêu chuẩn này.
Tiêu chuẩn TCVN 7568-25:2023 không hạn chế:
Mục đích sử dụng phổ vô tuyến, ví dụ: tần số, công suất phát của thiết bị;
Số lượng các bộ phận kết nối vô tuyến tối đa cho phép sử dụng trong một hệ thống báo cháy;
Số lượng các bộ phân tối đa cho phép được mất kết nối trên một đường truyền hữu tuyến hoặc vô tuyến.
TCVN 7568-29:2023 – Hệ thống báo cháy – Phần 29: Đầu báo cháy video
TCVN 7568-29:2023 do Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ biên soạn, Bộ Công an đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Phạm vi áp dụng:
Tiêu chuẩn TCVN 7568-29:2023 quy định các yêu cầu kỹ thuật, phương pháp thử nghiệm và tính năng đầu báo cháy video (VFD), hoạt động trong quang phổ nhìn thấy được, để sử dụng trong phát hiện cháy tại các công trình (xem TCVN 7568-1/ISO 7240-1). Đối với VFD khác sử dụng trong điều kiện khác nhau, tiêu chuẩn có thể được tham khảo.
Đầu báo cháy video thiết kế cho dạng công trình cụ thể, đặc biệt (bao gồm các chức năng bổ sung hoặc nâng cao mà tiêu chuẩn TCVN 7568-29:2023 không xác định phương pháp kiểm tra hoặc đánh giá) nằm ngoài phạm vi của tiêu chuẩn TCVN 7568-29:2023.
56. TCVN 13260:2021 – Phòng cháy chữa cháy – Bình chữa cháy mini – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử
Tải TCVN 13260:2021 tại đây
57. TCVN 13261:2021 – Phòng cháy chữa cháy – Lăng chữa cháy phun cầm tay – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử
Tải TCVN 13261:2021 tại đây
58. TCVN 13316-1:2021 – Phòng cháy chữa cháy – Xe ô tô chữa cháy – Phần 1: Yêu cầu chung và phương pháp thử
Tải TCVN 13316-1:2021 tại đây
TCVN 13316-6:2023 – Phòng cháy chữa cháy – Xe ô tô chữa cháy – Phần 6: Xe chữa cháy hệ thống bọt khí nén
TCVN 13316-6:2023 do Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ biên soạn, Bộ Công an đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Phạm vi áp dụng: Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu kỹ thuật, phương pháp kiểm tra, thử nghiệm, bao gói, vận chuyển và bảo quản đối với xe chữa cháy hệ thống bọt khí nén.
59. TCVN 13418:2022 – Phòng cháy chữa cháy – Lăng phun bọt chữa cháy cầm tay – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử
Tải TCVN 13418:2022 tại đây
60. TCVN 13455:2022 – Phòng cháy chữa cháy – Ống mềm bằng kim loại kết nối đầu phun trong hệ thống sprinkler tự động – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử
1. TCVN 13657-1:2023 – Phòng cháy chữa cháy – Hệ thống chữa cháy phun sương áp suất cao – Phần 1: Yêu cầu thiết kế và lắp đặt
TCVN 13657-1:2023 do Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ biên soạn, Bộ Công an đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Phạm vi áp dụng:
Tiêu chuẩn TCVN 13657-1:2023 quy định các yêu cầu đối với việc thiết kế và lắp đặt hệ thống chữa cháy phun sương áp suất cao cho nhà và công trình.
Tiêu chuẩn TCVN 13657-1:2023 không áp dụng để thiết kế hệ thống chữa cháy bằng nước, bọt cho đám cháy kim loại, cũng như các chất và vật liệu có hoạt tính hóa học mạnh, bao gồm:
Các chất phản ứng với chất chữa cháy gây nổ (hợp chất nhôm, kim loại kiềm, …);
Các chất phân hủy khi tương tác với chất chữa cháy và giải phóng các khí dễ cháy (hợp chất lithium, azide chì, hydrua nhôm, kẽm, magie, …);
Các chất tương tác với chất chữa cháy có tác dụng tỏa nhiệt mạnh (axit sulfuric, titan clorua, …);
Các chất tự cháy khi tiếp xúc với nước (natri hydrosulfite, …).
TCVN 13657-2:2023 – Phòng cháy chữa cháy – Hệ thống chữa cháy phun sương áp suất cao – Phần 2: Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử
TCVN 13657-2:2023 do Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ biên soạn, Bộ Công an đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Phạm vi áp dụng:
Tiêu chuẩn TCVN 13657-2:2023 quy định các thông số cơ bản, các yêu cầu kỹ thuật đối với các bộ phận sau được sử dụng trong hệ thống chữa cháy phun sương áp suất cao: Van điện từ, thiết bị bổ sung nước tự động cho bể cung cấp nước chữa cháy, bơm chữa cháy, bơm dự phòng, tủ điều khiển hệ thống chữa cháy, van an toàn, van giảm áp, thùng bể chứa nước, thiết bị báo động mực nước thấp, bộ lọc nước, thiết bị hiển thị áp suất đầu phun sương áp suất cao, cuộn vòi chữa cháy, lăng phun chữa cháy.
Tiêu chuẩn TCVN 13657-2:2023 mô tả phương pháp thử nghiệm đối với các bộ phận sau đây thuộc hệ thống chữa cháy phun sương áp suất cao: bơm chữa cháy, cuộn vòi chữa cháy, lăng phun chữa cháy.
TCVN 5739:2023 – Phòng cháy chữa cháy – Phương tiện chữa cháy – Thiết bị đầu nối
Firefighting and protection – Fire equipment – Connecting heads
TCVN 5739:2023 thay thế cho tiêu chuẩn 5739:1993.
TCVN 5739:2023 do Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ biên soạn, Bộ Công an đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Phạm vi áp dụng: Tiêu chuẩn TCVN 5739:2023 quy định yêu cầu kỹ thuật, phương pháp thử, ghi nhãn, đóng gói và bảo quản đối với thiết bị đầu nối kiểu ngàm và kiểu cắm rút được sử dụng trong công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, dùng để nối các vòi đẩy chữa cháy với nhau, nối vòi đẩy chữa cháy với các thiết bị chữa cháy khác; áp dụng cho các loại vòng đệm làm kín dùng cho đầu nối.
VII. Tiêu chuẩn TCVN về Ðộ bền chống lửa của vật liệu và kết cấu xây dựng
1. TCVN 6396-72:2010 – Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt thang máy – Áp dụng riêng cho thang máy chở người và thang máy chở người và hàng – Phần 72: Thang máy chữa cháy
2. TCVN 6396-73:2010 – Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt thang máy – Áp dụng riêng cho thang máy chở người và thang máy chở người và hàng – Phần 73: Trạng thái của thang máy trong trường hợp có cháy
12. TCVN 12695:2020 – Thử nghiệm phản ứng với lửa cho các sản phẩm xây dựng – Phương pháp thử tính không cháy
Tải TCVN 12695:2020 tại đây
13. TCVN 12696-1:2020 – Thử nghiệm phản ứng với lửa – Khả năng bắt cháy của sản phẩm dưới tác động trực tiếp của ngọn lửa – Phần 1: Hướng dẫn thử khả năng bắt cháy
Tải TCVN 12696-1:2020 tại đây
14. TCVN 12696-2:2020 – Thử nghiệm phản ứng với lửa – Khả năng bắt cháy của sản phẩm dưới tác động trực tiếp của ngọn lửa – Phần 2: Thử nghiệm với nguồn lửa đơn
Tải TCVN 12696-2:2020 tại đây
15. TCVN 12696-3:2020 – Thử nghiệm phản ứng với lửa – Khả năng bắt cháy của sản phẩm dưới tác động trực tiếp của ngọn lửa – Phần 3: Thử nghiệm với nhiều nguồn lửa
Tải TCVN 12696-3:2020 tại đây
16. TCVN 13252-1:2020 – Thử nghiệm đốt – Cửa đi và cửa chắn ngăn khói – Phần 1: Thử nghiệm rò rỉ ở nhiệt độ thường và nhiệt độ mức trung bình
Tải TCVN 13252-1:2020 tại đây
17. TCVN 13253-1:2020 – Thử nghiệm đốt đối với cấu kiện và bộ phận nhà – Thử nghiệm đốt các hệ thống kỹ thuật – Phần 1: Hệ chèn bịt lỗ thông
Tải TCVN 13253-1:2020 tại đây
18. TCVN 13253-2:2020 – Thử nghiệm đốt đối với cấu kiện và bộ phận nhà – Thử nghiệm đốt các hệ thống kỹ thuật – Phần 2: Hệ chèn bịt mối nối (khe hở) thẳng
Tải TCVN 13253-2:2020 tại đây
VIII. Tiêu chuẩn TCVN về Thiết kế và lắp đặt các bồn chứa khí dầu mỏ hóa lỏng; Thiết bị vận chuyển sản phẩm dầu mỏ và khí thiên nhiên
1. TCVN 4090:1985 – Đường ống chính dẫn dầu và sản phẩm dầu – Tiêu chuẩn thiết kế
Dự thảo tiêu chuẩn nhà cao tầng – Hướng dẫn thiết kế về an toàn cháy – Phần 1: Yêu cầu an toàn cháy đối với nhà có chiều cao phòng cháy chữa cháy trên 150m và nhà có nhiều hơn 3 tầng hầm
Dự thảo tiêu chuẩn TCVN 7568-14:2024 – Hệ thống báo cháy – Phần 14: Thiết kế, lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng các hệ thống báo cháy trong nhà và xung quanh tòa nhà
Dự thảo tiêu chuẩn TCVN chất chữa cháy – Chất tạo bọt chữa cháy – Phần 1: Yêu cầu kỹ thuật đối với chất tạo bọt chữa cháy độ nở thấp dùng phun lên bề mặt chất lỏng cháy không hòa tan được trong nước
Bạn sẽ được hướng dẫn cách thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy và báo cháy cho các dự án thực tế, áp dụng các quy chuẩn và tiêu chuẩn PCCC mới nhất trong năm 2024.